CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM PHƯƠNG LINH

Địa chỉ: 58E, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Giải pháp chăm sóc hồi phục cho trẻ hậu Covid-19

Đăng bởi Phương Linh vào lúc 19/03/2022

 

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em bị dương tính với Covid - 19. Tuy hầu hết các trẻ nhiễm bệnh này không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm cúm, và thường hết triệu chứng sau 1-2 tuần. Khi kết quả xét nghiệm ở trẻ trở về âm tính, một số vấn đề sức khỏe hậu Covid-19 xuất hiện gây ảnh hưởng tới sự phát triển và tinh thần của bé. Vì vậy làm sao để phục hồi hoàn toàn cho trẻ sau khi trải qua Covid -19 được ba mẹ đặc biệt chú trọng. Để biết thêm các dấu hiệu hậu Covid và cách hồi phục cho bé, ba mẹ theo dõi bài viết dưới này nhé.

1. Sức khỏe của trẻ hậu Covid- 19

Hậu Covid là giai đoạn sau khi trẻ bị nhiễm Covid -19 và khỏi bệnh. Tình trạng sức khỏe của trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng trong quá trình bị bệnh và sau khi khỏi bệnh. Ba mẹ có thể tinh ý nhận biết trẻ đang gặp các bất thường về sức khỏe, tinh thần sau khi trải qua Covid -19  nhờ vào các dấu hiệu sau:

  • Ho
  • Kém ăn, thay đổi vị giác: Trẻ ăn giảm đi, trẻ không còn thích những món sở trường trước kia nữa. Đối với trẻ lớn hơn ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi bé nói đồ ăn nhạt, không đủ vị.
  • Trẻ trông mệt mỏi, không thích vui đùa, bé ít cười hơn
  • Sức bền kém: Trẻ chơi đùa được một thời gian rất ngắn là thấy mệt muốn nghỉ
  • Đau cơ, khớp, đau đầu: Ba mẹ có thể nhận biết dấu hiệu này ở trẻ nhỏ như quấy khóc nhiều, hay vò đầu
  • Mất tập trung, giảm ghi nhớ: Bé trở nên lơ là trước thú vui, các câu nói của cha mẹ. 
  • Trẻ trằn trọc khó ngủ

Những dấu hiệu trên có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và hoạt động hằng ngày của bé. Nếu trẻ có các triệu chứng trên kéo dài thì ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được xử lý kịp thời.

2. Giải quyết bất thường của trẻ sau Covid -19 

2.1. Trẻ kém ăn

Nếu trẻ không thể ăn lại ngay được lượng thức ăn như khi con khỏe, ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Hãy bắt đầu chia thành 4-6 bữa một ngày thay vì 3 bữa như thông thường.  Sau khi trẻ ăn được nhiều hơn, mẹ có thể tăng lượng thức ăn mỗi bữa và rút ngắn số bữa ăn trong ngày lại. 

2.2. Trẻ bị mất vị giác

Tăng gia vị cho mỗi món ăn cũng là một cách để cải thiện vị giác cho bé. Tuy nhiên cách này không tốt vì sẽ làm cho trẻ có thói quen ăn mặn. Mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến để làm tăng vị đậm đà của thực phẩm mà không cần bổ sung thêm muối, gia vị như: hấp, chiên không dầu,…

Mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé, đảm bảo sạch sẽ để không ảnh hưởng tới vị giác của trẻ.

2.3. Trẻ bị ảnh hưởng tinh thần

Nhiều trẻ sau khi bị mắc Covid -19 trở nên sợ hãi, bất an. Ba mẹ nên dành thời gian tâm sự, trấn an và giải đáp thắc mắc cho trẻ về các thông tin Covid để trẻ không hiểu sai gây hoảng sợ.

3. Chăm sóc phục hồi cho trẻ sau Covid - 19 

3.1. Dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học là giải pháp hữu hiệu cho việc hồi phục các tổn thương gây ra bởi Covid -19. Ba mẹ nên chú ý đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ để giúp trẻ trở về trạng thái sức khỏe bình thường nhanh chóng.

  • Bổ sung đủ đạm: Chất đạm giúp xây dựng cơ bắp và sửa chữa các tổn thương do Covid gây ra. Ba mẹ nên ưu tiên sử dụng đạm nguồn gốc động vật vì có đầy đủ các axit amin cần thiết, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Một số thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, trứng, các loại hạt và đậu,.....
  • Cung cấp đầy đủ calo: Sự thiếu hụt calo có thể làm chậm tiến trình phục hồi. Ba mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu calo như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung vitamin cần thiết: Tăng cường các loại hoa quả, nước ép trái cây, rau xanh, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng như:
  • Beta-carotene: Khoai lang, cà rốt và các loại rau lá xanh 
  • Vitamin C: cam, dâu tây, xoài và bông cải xanh
  • Vitamin E: Quả hạch, hạt giống, rau bina và bông cải xanh
  • Kẽm: Kẽm được tìm thấy trong hạt bí ngô, đậu lăng, đậu và hạt vừng 

Ngoài ra, để con hứng thú mỗi bữa ăn hơn ba mẹ nên đa dạng hóa thực đơn hàng ngày. Có thể lựa chọn chế biến theo cách mới hoặc tạo đồ ăn thành những hình dạng gần gũi dễ thương khiến trẻ yêu thích mỗi lần tới bữa.

 

3.2. Tập luyện thể dục nhẹ nhàng

Ba mẹ có thể hướng dẫn bé tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe tại chỗ. Nên bắt đầu tập luyện ở cường độ chậm, nhẹ trong khoảng vài tuần trước khi trở về các hoạt động thể dục thể thao cường độ cao hơn.

3.3. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ ngủ say là lúc cơ thể sắp xếp, hồi phục lại các bất thường. Đồng thời lúc trẻ ngủ sâu giấc sẽ tiết ra hormon tăng trưởng giúp bé phát triển.  Ba mẹ nên đảm bảo giấc ngủ của trẻ như sau: 

  • Thời gian ngủ tiêu chuẩn:
  • Với trẻ sơ sinh ba mẹ nên đảm bảo giấc ngủ của bé kéo dài khoảng 18 tiếng mỗi ngày.
  • Với trẻ trên 1 tuổi, trẻ nên được ngủ khoảng 10 đến 14 tiếng/ ngày. Ba mẹ nên cho bé ngủ trước 22h  để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé. 
  • Không gian ngủ thoải mái: không gian ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bé, để đảm bảo bé ngủ ngon và sâu hơn ba mẹ cần lưu ý:
  • Nhiệt độ phòng ngủ tốt nhất từ 26-28 độ C
  • Đảm bảo không gian ngủ đủ yên tĩnh, thoải mái
  • Lựa chọn chất liệu chăn gối loại êm ái, mềm mại

3.4. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ chính là chìa khóa để sống lành mạnh, phòng ngừa vi khuẩn, nhiễm bệnh. Ba mẹ nên chú trọng việc tắm rửa cho bé, giữ gìn vệ sinh tay trẻ sạch sẽ.

Ngoài ra, dọn dẹp gọn gàng và làm sạch cho không gian sống của gia đình mình cũng là điều cần thiết để có môi trường thoải mái cho trẻ phát triển, ngăn ngừa sự cư trú của vi khuẩn gây bệnh.

3.5.  Bổ sung dưỡng chất tăng đề kháng 

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó để hồi phục sức khỏe và tăng khả năng phòng các bệnh khác thì  bổ sung các vi chất tăng đề kháng cho trẻ là việc làm thiết yếu.

Hiện nay ngoài chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì lựa chọn bổ sung thêm các dưỡng chất ngoài để giúp trẻ tạo hệ miễn dịch nhanh chóng hơn đang được nhiều mẹ lựa chọn, dưới đây là những dưỡng chất chất giúp tăng đề kháng hiệu quả ở trẻ:

  • Các Vitamin: A, C, E, D, vitamin nhóm B
  • Các khoáng chất:  selen, kẽm, sắt
  • Chất khác: beta-1,3/1,6- glucan

Trong đó beta -1,3/1,6 -glucan là được mệnh danh là  hoạt chất ‘vàng’ trong tăng đề kháng. Với hơn 170.000 nghiên cứu chứng minh hiệu quả tăng cường miễn dịch, hiện dưỡng chất này đang đi đầu trong nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng ở trẻ em.

4. Siro tăng đề kháng: ImunoSwiss 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tăng cường đề kháng cho bé, sản phẩm phù hợp với trẻ nhỏ và được các chuyên gia y tế khuyên dùng như siro tăng đề kháng ImunoSwiss đang được nhiều mẹ đều lựa chọn,  bởi 6 lý do sau:

  1. ImunoSwiss chứa hoạt chất vàng beta -1,3/1,6- glucan kết hợp cùng với vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch tự nhiên, giảm thiểu mắc các bệnh về hô hấp, giao mùa ở trẻ nhỏ. Đồng thời bổ sung thêm chiết xuất Mã đề giúp giảm ho, trừ đờm, bảo vệ hô hấp toàn diện cho trẻ
  2. Sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, trải qua quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ sử dụng
  3. Nhãn hiệu được đăng ký tại Thụy Sĩ, hiện đang lưu hành tại hàng trăm Quốc Gia trên Thế Giới
  4. Được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép lưu hành
  5. ImunoSwiss đã và đang được nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế tư vấn khuyên dùng
  6. Nhận được vô số phản hồi tích cực và được hàng triệu bà mẹ Việt tin tưởng và cho con sử dụng mỗi ngày

Để nhận thêm tư vấn về sản phẩm ba mẹ có thẻ nhắn tin ngay tại đây: m.me/Siroswiss

Hoặc gọi vào Hotline: 091 555 3579

 

Tags : Bộ đôi CalciumSwiss và ImunoSwiss, ImunoSwiss COUGH Plantago
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)