CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM PHƯƠNG LINH

Địa chỉ: 58E, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

THIẾU NỮ DẬY THÌ CÓ CẦN BỔ SUNG SẮT KHÔNG?

Đăng bởi Phương Linh vào lúc 04/10/2023

Nhắc tới đối tượng phải bổ sung sắt người ta hay nhắc tới phụ nữ mang thai, người cho con bú, bệnh nhân bị mất máu, người suy dinh dưỡng,… vậy mà mọi người thường bỏ quên một đối tượng là các bé gái tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì – hàng tháng đều mất một lượng máu đáng kể.

Như chúng ta đã biết, mỗi tháng đến kỳ kinh nguyệt các thiếu nữ đều trải qua quá trình mất máu do sinh lý tự nhiên. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-35 ngày, thời gian hành kinh từ 3-5 ngày, nghĩa là cứ 23-30 ngày các bạn nữ sẽ mất máu một lần. Theo các nghiên cứu, bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Tuy nhiên, đối với những bạn nữ có chu kỳ hành kinh kéo dài thì lượng máu mất đi còn nhiều hơn vậy.

Hãy thử tưởng tượng một lượng máu lớn mất đi như vậy nhưng nếu không được bổ sung các dinh dưỡng tạo máu đầy đủ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Những hậu quả của việc thiếu máu

Nếu không được bổ sung sắt – nguyên liệu quan trọng trong tạo máu – sẽ dẫn tới thiếu máu với những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
  • Học tập không tập trung hay hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng đến kết quả học tập

  • Ảnh hưởng đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể
  • Ảnh hưởng tới nội tiết tố đặc biệt là trường hợp rong kinh, việc mất máu nhiều sẽ ảnh hưởng tới nội tiết của phụ nữ, ảnh hưởng khả năng sinh sản ở tuổi trưởng thành

Dấu hiệu cho thấy thiếu nữ dậy thì cần bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng ở đối tượng thiếu nữ dậy thì rất quan trọng. Tuy nhiên, việc dinh dưỡng chưa hợp lý, áp lực học tập và thói quen sinh học chưa khoa học làm cho tỷ lệ thiếu nữ thiếu máu vẫn rất cao. Đặc biệt các quý phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo rõ rang con cần bổ sung sắt:

  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, khi thay đổi tư thế hoặc gắng sức;
  • Đột ngột ngất lịm, đặc biệt hay gặp ở người bị thiếu máu nhiều;
  • Thiếu máu toàn thân có thể dẫn đến thiếu máu não, vậy thiếu máu não có nguy hiểm không. Các dấu hiệu thiếu máu lên não như đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính khí, hay cáu gắt, tê tay chân, suy giảm sức lao động (cả về trí óc lẫn chân tay);
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, có thể khó thở;
  • Chán ăn, đầy bụng, ăn khó tiêu hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón;
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt hoặc các trường hợp thiếu máu huyết tán có thể kèm theo da và niêm mạc vàng;

  • Sạm da và niêm mạc nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa chất sắt. Màu sắc niêm mạc phản ánh chính xác tình trạng thiếu máu hơn màu sắc da;
  • Lưỡi nhạt máu hoặc hơi vàng trong thiếu máu tán huyết, bựa bẩn khi thiếu máu do nhiễm trùng nặng, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer;
  • Gai lưỡi mòn hay mất khiến lưỡi nhẵn bóng kèm theo vết ấn răng, gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc;
  • Rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía...;
  • Tim đập nhanh có thể tạo nên tiếng thổi tâm thu do thiếu máu

Tuy nhiên, bổ sung sắt từ chế độ ăn là chưa đủ, phụ huynh cần bổ sung thêm sắt từ các nguồn Thực phẩm bổ sung để được hấp thu tốt nhất. Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra những dạng sắt dễ hấp thu, kết hợp với các chất dẫn để giảm các tác dụng phụ của sản phẩm.

Tags : dậy thì, folisid forte, sắt hữu cơ, sắt sinh học, sunactive, thiếu máu
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)