Hầu hết trẻ nhỏ đều đã từng bị nôn mửa, rất nhiều phụ huynh cho rằng khi trẻ nôn trớ thì chắc chắn là trẻ bị ốm. Trước đây chúng tôi cũng có trực giác như vậy nên vô cùng lo lắng. Nhưng thực tế, triệu chứng nôn mửa ở trẻ từ 0-6 tuổi khá phổ biến.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé nhà bạn bị nôn. Nếu chỉ là do bú quá nhanh, mút tay, rơ lưỡi, đánh răng chạm vào họng gây nôn, hoặc do say xe, say tàu thì đây đều là những hiện tượng bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Còn nếu nôn là do bệnh lý, sau khi xử lý sơ cứu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Ở bài viết này, Phương Linh Pharco sẽ giúp bạn phân biệt nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý, đưa ra cách xử trí phù hợp và trả lời một số câu hỏi liên quan.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn mửa (nôn trớ ở trẻ) chủ yếu chia thành 3 loại: sinh lý, bệnh lý và tâm lý
- Nguyên nhân sinh lý thường liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản do hệ tiêu hoá ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện.
- Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu liên quan đến tình trạng kích ứng dạ dày. Ví dụ như sau khi trẻ ăn phải một số loại thực phẩm khó tiêu, không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn đều có thể gây nôn. Một khả năng khác là bị viêm dạ dày ruột do virus gây nhiễm trùng.
- Nôn trớ do nguyên nhân tâm lý khá hiếm gặp nên sẽ không nằm trong phạm vi thảo luận ở bài này.
Vậy thì hôm nay PLPharco và bạn sẽ tập trung vào 2 lý do phổ biến gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ em.
1. Nguyên nhân sinh lý
Nôn do nguyên nhân sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh vì các bé có hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, chủ yếu là trào ngược dạ dày - thực quản, hay còn gọi là trớ sữa. Tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản sinh lý ở trẻ dưới 1 tuổi là rất cao.
Vì đặc điểm sinh lý này, đôi khi bạn có thể thấy bé dù không ăn gì nhưng vẫn nuốt nước bọt liên tục, hoặc thường xuyên ngửi thấy một chút mùi chua nhẹ trong miệng bé - đây đều có thể là dấu hiệu trào ngược.
Đối với trẻ em, hiện tượng trào ngược sinh lý này rất bình thường, không gây khó chịu và sẽ giảm dần rồi biến mất khi trẻ qua 1 tuổi.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Tình trạng nôn bệnh lý ở trẻ em thường là do dị ứng, không dung nạp thực phẩm hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hoá,...v...v
Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng, cha mẹ cần chủ động tìm ra tác nhân gây dị ứng để tránh kích ứng thêm vào dạ dày của bé. Nếu trẻ nôn nhiều, nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và nhờ bác sĩ giúp tìm ra nguyên nhân gây nôn trớ.
Ngoài ra, nôn trớ bệnh lý cũng có thể do viêm dạ dày ruột. Dấu hiệu để nhận biết: trẻ nôn kèm theo sốt và tiêu chảy.
Cách xử trí khi trẻ bị viêm dạ dày ruột: nên cho trẻ nhịn ăn và uống trong 2-3 tiếng đầu sau nôn để dạ dày được nghỉ ngơi. Nếu không để dạ dày nghỉ, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu hơn và tình trạng nôn sẽ trầm trọng hơn. Trường hợp cần thiết có thể đưa trẻ đến bệnh viện để truyền dịch bổ sung nước và dinh dưỡng.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều hiểu rằng trẻ sơ sinh không nên ăn hoặc uống sau khi nôn, nhưng vì xót con nên lại tự ý cho trẻ uống thuốc, điều này không nên đâu nhé bố mẹ ơi. Khi bé nôn trớ, trong dạ dày hầu như không còn thức ăn nữa, nếu cho uống thuốc sẽ kích thích mạnh chiếc dạ dày bé nhỏ vốn đang khó chịu của trẻ, khiến tình trạng này càng tệ hơn.
Việc có cần dùng thuốc hãy không nên để bác sĩ khám và chỉ định. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ sử dụng thuốc đặt hậu môn để thúc đẩy nhu động ruột khiến bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. Sau khi vi khuẩn được đào thải khỏi cơ thể, tình trạng nôn mửa có thể được giảm bớt.
Những dấu hiệu thường gặp của tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?
Trước khi nôn, trẻ thường có biểu hiện xanh xao, chán ăn, quấy khóc, ăn uống vào là nôn ra.
Khi nôn mạnh, chất nôn có thể trào ra từ miệng và khoanh mũi theo dạng tia
Trẻ em bị nôn trớ nghiêm trọng có thể kèm theo các dấu hiệu mất nước bao gồm: khát nước, tiểu ít, mệt mỏi lờ đờ, môi khô đỏ và thở sâu.
Con bị nôn trớ. Làm sao tôi biết khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Khi trẻ bị nôn, cha mẹ có thể sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng nôn trớ của con và quyết định có nên đưa bé đi khám hay không.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nôn trớ được đánh giá dựa trên:
- Thời gian và tần suất nôn
- Tình trạng mất nước
- Tuần hoàn máu
- Trạng thái thần kinh
Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cha mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Chất nôn của bé có nhiều dịch mật xanh vàng, có máu hoặc chất màu nâu đỏ
- Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nghiêm trọng hoặc trẻ nôn kéo dài trên 24 giờ
- Trẻ dưới 1 tuổi không chịu ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vài giờ
- Trẻ có dấu hiệu mất nước từ trung bình đến nặng: khô miệng, khóc không có nước mắt, trẻ dưới 2 tuổi không đi tiểu trong 4-6 tiếng, trẻ trên 2 tuổi không đi tiểu trong vòng 6-8 tiếng.
- Trẻ bị đau bụng dữ dội từng cơn
- Đi ngoài phân có máu
- Sốt ≥ 39°C một lần hoặc sốt >38.5°C kéo dài trên 3 ngày
- Co giật, hành vi bất thường, buồn ngủ, lờ đờ, phản xạ kém, thóp phồng
Nếu trẻ nôn và không có các dấu hiệu nghiêm trọng trên, cha mẹ có thể chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà.
Lưu ý quan trọng: Nôn có thể khiến trẻ mất nước nghiêm trọng, cần quan sát dấu hiệu mất nước và chủ động xử lý.
Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ
Khi trẻ bị nôn trớ, cha mẹ cần chú ý tránh để chất nôn tràn vào khí quản gây ngạt thở. Bế trẻ cúi đầu nhẹ, vỗ lưng, không cho trẻ nằm ngửa để tránh sặc vào phổi.
Trong suốt quá trình, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
- Nằm nghiêng: Sau khi nôn, cha mẹ có thể để bé nằm nghiêng hoặc ngồi dựa trong tay cha mẹ/trên ghế, không lật bé tuỳ ý, không thay đồ ngay để tránh trẻ bị nôn tiếp do thay đổi tư thế.
- Súc miệng bằng nước ấm: Sau khi hết nôn, cha mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm. Đối với trẻ không biết súc miệng, bạn có thể cho bé uống nước hoặc dùng tăm bông/khăn mềm vệ sinh miệng cho bé.
- Dọn dẹp chất nôn: Dùng khăn ẩm lau người cho bé.
- Giữ cho không khí lưu thông: Cha mẹ có thể mở cửa sổ để thông gió cho bé, tránh mùi hôi làm bé khó chịu và tiếp tục gây nôn trớ.
- Không tự ý dùng thuốc, kể cả thuốc chống nôn.
- Ngăn ngừa mất nước: Có thể dùng dung dịch bù nước điện giải oresol (pha đúng như hướng dẫn), không cho bé uống nước trái cây hay nước ngọt,..v..v
Trẻ nôn rồi có thể cho bú/ăn không?
1. Đối với trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ bú mẹ: Nếu không có chỉ định ngưng bú từ bác sĩ, bạn có thể cải thiện tình trạng mất nước của trẻ bằng cách tiếp tục cho con bú, sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn, vì vậy trẻ bú mẹ thường không cần dùng dung dịch bù nước điện giải.
Nếu trẻ nôn ngay sau khi bú, có thể cải thiện bằng cách cho bú ít, chia nhiều lần (30 phút cho bú 5-10 phút). Nếu tình hình cải thiện sau 2-3 giờ, mẹ có thể quay lại cho bé bú như bình thường, nhưng nếu tình hình không cải thiện sau 24 giờ, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Trẻ uống sữa công thức: Sau khi nôn, 2-3 giờ đầu nên cho trẻ uống nước điện giải mỗi 15 phút, 15-30ml/lầm. Nếu uống dung dịch bù nước vẫn nôn thì tạm ngưng 30 phút rồi thử lại, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc không cải thiện trong vòng 2 giờ thì bạn nên đưa trẻ đi khám.
2. Đối với trẻ trên 1 tuổi
Nên chú ý các dấu hiệu mất nước và không ép trẻ bú ngay. Trong vòng 24 giờ đầu nên cho bé uống nhiều nước, ưu tiên dung dịch bù điện giải. Có thể uống nước lọc, nước trái cây pha loãng. Tránh nước ngọt, nước trái cây nguyên chất, đồ uống có đường và đồ uống thể thao vì những đồ uống này có quá nhiều đường hoặc chứa chất điện giải không phù hợp.
Cha mẹ nên để dạ dày của bé nghỉ ngơi một thời gian, nhưng không cần phải hạn chế chỉ cho bé ăn đồ lỏng để tránh bé bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu con không nôn nữa, có thể dần quay lại chế độ ăn bình thường, nên ăn một số thực phẩm dễ tiêu hoá như cơm, mì, khoai tây, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau củ, tránh thức ăn nhiều chất béo và khó tiêu.
Chú ý: Dung dịch uống bù điện giải không chữa khỏi nôn hay tiêu chảy, nhưng là biện pháp quan trọng để tránh mất nước.
Lời khuyên từ PLPharco:
Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều do nuốt phải khí khi bú, tình trạng vẫn không cải thiện sau khi vỗ ợ, bố mẹ có thể tham khảo hỗn dịch COMIL (luôn sẵn hàng tại Phương Linh Pharco)
Comil bao gồm:
1 chai 20ml ống nhỏ giọt chứa nhũ tương simethicone 40mg/ml, tiện lợi cho việc cho bé uống
1 gói men vi sinh đông khô chứa 2g Saccharomyces Boulardii
Simethicone làm giảm sức căng bề mặt của bóng hơi trong đường tiêu hoá, làm vỡ, xẹp bóng khí để tống hơi ra ngoài, làm giảm các triệu chứng của sự ứ hơi trong đường tiêu hoá, là một chất trơ không có tương tác gì trong đường ruột, an toàn, nhẹ dịu.
Nếu bố mẹ cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với PLPharco để được dược sĩ chuyên môn tư vấn thêm.
PLpharco - ĐỒNG HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIA ĐÌNH BẠN
Địa chỉ: 58E, KĐT Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Inbox: m.me/plpharco
Hotline 24/7: 091.555.3579