CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM PHƯƠNG LINH

Địa chỉ: 58E, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

VÌ SAO UỐNG SẮT RỒI VẪN BỊ THIẾU MÁU?

Đăng bởi Phương Linh vào lúc 27/09/2023

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây thiếu máu bởi sắt là thành phần chính chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu. có rất nhiều biểu hiện thiếu sắt như: da xanh xao, người mệt mỏi, thường chóng mặt,… khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt và chỉ định bổ sung Sắt. Tuy nhiên, sau khi bổ sung sắt mà tình trạng không thuyên giảm hoặc triệu chứng chỉ nhẹ đi chứ không hết? Vậy nguyên nhân là vì đâu?

Vai trò của sắt với quá trình tạo máu

Sắt là một yếu tố quan trọng trong nhiều quá trình của cơ thể, đặc biệt là quá trình tạo máu. Sắt góp phần hình thành tế bào hồng cầu bình thường, kích thích tạo hồng cầu ở tủy xương của người trưởng thành. Nếu bạn đang có một trong số những dấu hiệu sau đây, hãy cân nhắc kiểm tra thiếu máu do thiếu sắt:

  • Mệt mỏi bất thường
  • Da xanh xao
  • Khó thở
  • Đau đầu và chóng mặt
  • Tim đập nhanh

bệnh thiếu máu thiếu sắt: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng phổ biến và  nguyên tắc điều trị như thế nào?

  • Da và tóc khô, hư tổn
  • Sung đau lưỡi và miệng
  • Hội chứng chân không yên
  • Móng tay giòn hoặc hình thìa

Bổ sung sắt vẫn bị thiếu máu

Tuy nhiên có rất nhiều người phản hồi tới chuyên gia của chúng tôi rằng tại sao đã bổ sung sắt rồi nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc chỉ thuyên giảm nhẹ. Điều này có thể bởi những nguyên nhân sau:

Bổ sung không đủ lượng cần thiết

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại thông tư 43/2014/TT-BYT, nhu cầu sắt trong 1 ngày đối với các đối tượng là như bảng sau:

Nhóm tuổi

Sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

5%1

10%2

15%3

Trẻ nhỏ

 

 

 

1-3 tuổi

11,6

7,7

5,8

4-6 tuổi

12,6

8,4

6,3

7-9 tuổi

17,8

11,9

8,9

Nam vị thành niên

 

 

 

10-14 tuổi

29,2

19,5

14,6

15-18 tuổi

37,6

25,1

18,8

Nữ vị thành niên

 

 

 

10-14 tuổi

28

18,7

14

15-18 tuổi

65,4

43,6

32,7

Người trưởng thành

 

 

 

Nam ≥ 19 tuổi

27,4

18,3

13,7

Nữ ≥ 19 tuổi

58,8

39,2

29,4

Trung niên ≥ 50 tuổi

 

 

 

Nam

 

 

 

Nữ

22,6

15,1

11,3

Phụ nữ có thai

30,04

20,04

15,04

 

1 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (khoảng 5% sắt được hấp thu): chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt, cá <30g/ngày hoặc lượng vitamin C <25 mg/ngày.

2 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): khẩu phần có lượng thịt, cá từ 30g - 90g/ngày hoặc vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày.

3 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): khẩu phần có lượng thịt, cá từ > 90g/ngày hoặc vitamin C từ > 75 mg/ngày.

Thiếu máu dinh dưỡng - chuyện cần quan tâm - Tuổi Trẻ Online

Từ bảng trên ta có thể thấy nhu cầu đối với người bình thường, nếu bạn có tình trạng thiếu máu có thể cần nhu cầu lớn hơn theo chỉ định của bác sĩ nhưng tuyệt nhiên không được thấp hơn hàm lượng tại bảng trên.

 

Không hấp thu được sắt

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, khi dung sắt cùng vitamin C sẽ giúp cho khả năng hấp thu tốt hơn. Điều này một phần lý giải, khi bổ sung sắt cần có chất dẫn để tăng khả năng hấp thụ sắt. Chất dẫn này là gì?

  • Vitamin C (Axit ascorbic) có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu, bổ sung sắt trong cơ thể. Vitamin C phản ứng với Fe3+  để tạo thành dạng sắt Fe2+ hấp thu trong cơ thể, sau đó Fe2+ được vận chuyển tích cực qua màng tế bào ruột, từ đó giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

  • Đồng: đồng yếu tố chịu trách nhiệm vận chuyển sắt trong máu, vì vậy sự thiếu hụt đồng có thể cản trở sự hình thành các tế bào hồng cầu. Sắt sau khi hấp thu qua tế bào ruột tồn tại ở dạng Fe2+, nhưng chỉ Fe3+ mới có thể được vận chuyển trong máu tới tủy xương. Đồng là thành phần cần thiết giúp chuyển hóa sắt Fe2+ thành Fe3+ để cơ thể sử dụng sắt và vận chuyển sắt đến tủy xương để tạo hồng cầu. Hiểu nôm na, Đồng như một chiếc xe vận chuyển Sắt tới tủy xương để cấu tạo nên tế bào máu.

Vì vậy, để đảm bảo Sắt được hấp thu để chấm dứt tình trạng thiếu máu, khi bổ sung sắt bạn cần phải kết hợp với 2 dưỡng chất thiếu yếu là vitamin C và đồng.

Tags : folisid forte, sắt hữu cơ, sắt sinh học, sunactive, suy dinh dưỡng, thiếu máu, uống sắt như thế nào là đúng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)