Chào các mẹ bầu!
Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi xảy ra cả bên trong và bên ngoài vì đang có một em bé nhỏ đang phát triển bên trong. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy vóc dáng bạn càng ngày càng béo, nhưng với bản thân thai phụ, đó là sự điều chỉnh toàn diện của các cơ quan trong cơ thể nhằm thích nghi với việc mang thai, được gọi là phản ứng thai kỳ.
Dưới đây là 6 biểu hiện phổ biến nhất:
Phản ứng thứ nhất: Bụng to dần (Nhô ra phía trước)
Thai nhi lớn dần khiến da bụng bị kéo căng ra, các mô cơ và mỡ ở bụng cũng sẽ có sự điều chỉnh. Nếu thai nhi lớn quá nhanh, các sợi đàn hồi và sợi collagen của da bị tổn thương hoặc đứt gãy, da bụng càng ngày càng mỏng hơn, xuấ thiện một số vết rạn da mà hồng hoặc tím, có độ rộng và dài khác nhau.
Phản ứng thứ hai: Vòng ba to ra (Cong sau)
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một loại hormone có tên relaxin - giúp làm mềm và giãn khớp xương chậu để em bé dễ dàng đi qua khi sinh. Lúc này, sự thay đổi bên ngoài của mẹ là mông to hơn, đây là dấu hiệu của việc cơ thể chuẩn bị sinh nở.
Ngoài ra, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng khi mang thai dễ dẫn đến tích trữ mỡ ở phần mông, nên việc vòng ba tăng khi mang thai là điều rất bình thường
Phản ứng thứ ba: Nóng rát dạ dày (Ợ nóng)
Khi tử cung ngày càng to lên sẽ chèn ép dạ dày, khiến dạ dày của phụ nữ mang thai bị đẩy lên cao, dễ gây buồn nôn, chán ăn. Hơn nữa, cơ thể sẽ tiết ra progesterone - một hormone giúp giãn cơ trơn tử cung để thai nhi phát triển an toàn - cũng làm cơ thắt thực quản dưới (nằm giữa dạ dày và thực quản, có nhiệm vụ ngăn axit trào ngược) yếu đi, dẫn đến trào ngược axit và gây cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
Lúc này, mẹ bầu nên đổi sang các bữa ăn nhẹ hơn, chia nhỏ bữa, tránh các món nhiều dầu mỡ để giảm cảm giác khó chịu.
Phản ứng thứ tư: Tiểu nhiều lần
Khi tử cung to ra sẽ gây áp lực lên nhiều cơ quan xung quanh, đặc biệt là bàng quang - nằm phía trước tử cung. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tử cung phát triển và có thể sờ thấy ở vùng trên xương mu. Thai nhi phát triển sẽ liên tục kích thích bàng quang bên cạnh tử cung, khiến mẹ thường xuyên buồn tiểu, biểu hiện này là điều khó tránh khỏi khi mang thai.
Trong giai đoạn này, phụ nữ mang thai không nên cảm thấy xấu hổ và nhịn tiểu, vì khi mang thai thận vốn đã làm việc quá tải, lúc này nếu mẹ nhịn tiểu chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho thận, gây ra bệnh lý về đường tiết niệu.
Phản ứng thứ năm: Xì hơi nhiều
Trong thai kỳ, lượng axit trong dạ dày giảm dẫn đến tình trạng khó tiêu. Mẹ bầu lại thường ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi, khiến thức ăn tích tụ trong dạ dày và ruột, sinh ra khí thừa - từ đó dẫn đến tình trạng đánh rắm (xì hơi) nhiều. Do vậy, mẹ nên lựa chọn thực phẩm kỹ hơn, không nên ăn quá đa dạng, ưu tiên món dễ tiêu hoá để giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu.
Phản ứng thứ sáu: Ít đi ngoài (Dễ bị táo bón)
Nguyên nhân gây táo bón rất đơn giản: phụ nữ mang thai không vận động nhiều, ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng và protein đều không dễ tiêu hoá. Thêm vào đó, tử cung to lên cũng chèn ép ruột già và ruột non, làm suy yếu chức năng của đường tiêu hoá, phân khô là điều không thể tránh khỏi.
Cách cải thiện cũng không quá khó: uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung một lượng vừa phải các thực phẩm bổ dưỡng và tăng cường vận động nhẹ nhàng là có thể giải quyết tình trạng trên.
🔔 QUAN TRỌNG TRONG THAI KỲ
Mẹ bầu nhớ bổ sung sắt và acid folic trong quá trình mang thai.
Acid Folic (khuyến nghị 400-600 mcg/ngày)
- Ngăn dị tật ống thần kinh thai nhi
- Uống từ trước khi mang thai 3 tháng đến hết 3 tháng đầu
PLPharco đã có bài viết giải thích về tầm quan trọng của Acid folic khi mang thai, các mẹ có thể đọc tại đây [Tác dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi mẹ bầu bổ sung acid folic]
Sắt (27mg/ngày)
- Phòng thiếu máu
- Đảm bảo oxy cho thai nhi
- Quan trọng từ tháng 4 trở đi
Lưu ý: Hãy tham khảo bác sĩ về liều lượng phù hợp.
Thành phần trong viên uống bổ sung Sắt Folisid Forte |
Hàm lượng trong mỗi viên nén |
---|---|
Sắt |
30mg |
Vitamin C | 120mg |
Acid folic | 400mcg |
Đồng | 1.5mg |
Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm, các mẹ có thể liên hệ qua fanpage hoặc hotline của PLPharco để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí nhé.
Quan trọng nhất: Lắng nghe cơ thể, chăm sóc bản thân, tham khảo bác sĩ khi cần.
Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc! 💕
Bố mẹ nhớ khám thai định kỳ nhé!