CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM PHƯƠNG LINH

Địa chỉ: 58E, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

SẮT SINH HỌC CÓ TỐT KHÔNG? SẮT SINH HỌC SIÊU PHÂN TÁN LÀ GÌ?

Đăng bởi Phương Linh vào lúc 24/09/2023

 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các bệnh viện, nhà thuốc đang chuyển hướng ưa dùng về một dòng sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu và mẹ sau sinh, có tên là sắt sinh học Folisid Forte. Vậy sắt sinh học có tốt không?

Phân biệt sắt sinh học và sắt vô cơ

Sắt vô cơ

Sắt vô cơ là phân tử sắt kết hợp với gốc muối vô cơ. Đây là dạng sắt đã có từ rất lâu và được sử dụng phổ biến vào nhiều năm trước. Sắt vô cơ chứa lượng sắt nguyên tố cao, lên đến 20%. Tuy nhiên, loại sắt này thường khó hấp thu và gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá. Khi được bổ sung vào cơ thể, ion sắt giải phóng ồ ạt khiến hệ tiêu hoá không kịp hấp thu hết. Điều này gây ra các rối loạn và tác động xấu đến hệ tiêu hoá như kích ứng dạ dày, táo bón, nóng trong,…

Hơn nữa, sắt vô cơ thường rất tanh, khó uống. Không phải ai cũng có thể uống được loại sắt này.

Với những đặc điểm trên, sắt vô cơ hiện nay ít được sử dụng và thay vào đó là sắt hữu cơ, sắt sinh học.

Sắt sinh học

Sắt sinh học là một khái niệm khá mới ở Việt Nam và chưa được nhiều người biết đến. Khác hoàn toàn với những dòng sắt truyền thống, các phân tử sắt sinh học được cấu tạo bởi phân tử sắt hữu cơ Sắt pyrophosphat bao bọc bởi lớp màng nhũ hóa. Không những vậy nó còn được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ cỡ micromet. Do đó, sắt sinh học rất thân thiện với hệ tiêu hoá.

Chính nhờ lớp nhũ hóa và kích thước siêu nhỏ, sắt sinh học đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các dòng sắt truyền thống khác: Hấp thu cao, không có mùi vị khó chịu, không gây ra các tác dụng phụ…

 

Sắt sinh học với sắt vô cơ khác nhau như thế nào?

So với sắt vô cơ, sắt sinh học mang nhiều điểm khác biệt và nhiều điểm nổi bật hơn hẳn:

  • Về cấu tạo: Sắt vô cơ chỉ là phân tử sắt đơn thuần, sắt sinh học có thêm lớp màng nhũ hóa bao bọc ngoài phân tử sắt.

  • Ảnh hưởng đến sự vận chuyển và hấp thu sắt: Màng nhũ tương như một “chiếc áo giáp” bao bọc và bảo vệ sắt nên phân tử sắt không bị ảnh hưởng của các tác nhân khác. Ngược lại, quá trình hấp thu sắt vô cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch dạ dày, thức ăn,…

  • Về khả năng hấp thu: Sắt được phân tán với kích thước siêu nhỏ được vận chuyển trọn vẹn, quá trình hấp thu theo nhiều cơ chế nên sắt sinh học hấp thu cao hơn rất nhiều rất so với sắt vô cơ.

  • Mức độ an toàn: Như đã nói ở trên sắt sinh học hấp thu cao, thân thiện với cơ thể nên không gây ra các tình trạng táo bón, nóng trong, vị tanh khó uống, buồn nôn, kích ứng hệ tiêu hoá. Sắt vô cơ lại giải phóng ồ ạt và để lại nhiều tác dụng không mong muốn.

  • Giá thành: Vì được sản xuất theo công nghệ hiện đại nên sắt sinh học có giá thành cao hơn sắt vô cơ. Tuy nhiên do khả năng hấp thu cao nên lượng cần dùng mỗi ngày ít hơn so với sắt vô cơ.

Sắt hữu cơ sinh học Folisid Forte có gì đặc biệt?

Với thành phần chính là Sắt dưới dạng phức hợp Sắt pyrophosphat sinh học siêu phân tán, sản phẩm Forlisid Forte có công dụng chính như sau:

Sắt là một yếu tố quan trọng trong nhiều quá trình của cơ thể. Sắt góp phần hình thành tế bào hồng cầu bình thường, kích thích tạo hồng cầu ở tủy xương của người trưởng thành.

Sắt pyrophosphate trong Folisid Forte được đăng ký bảo hộ với tên SunActive®, trong đó Sắt được bào chế dưới dạng sắt sinh học với kích thước vi nang siêu phân tán, giúp hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng phụ.

Vitamin C (Axit ascorbic) có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu, bổ sung sắt trong cơ thể. Vitamin C phản ứng với Fe3+  để tạo thành dạng sắt Fe2+ hấp thu trong cơ thể, sau đó Fe2+ được vận chuyển tích cực qua màng tế bào ruột, từ đó giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C còn là chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Đồng là đồng yếu tố chịu trách nhiệm vận chuyển sắt trong máu, vì vậy sự thiếu hụt đồng có thể cản trở sự hình thành các tế bào hồng cầu. Sắt sau khi hấp thu qua tế bào ruột tồn tại ở dạng Fe2+, nhưng chỉ Fe3+ mới có thể được vận chuyển trong máu tới tủy xương. Đồng là thành phần cần thiết giúp chuyển hóa sắt Fe2+ thành Fe3+ để cơ thể sử dụng sắt và vận chuyển sắt đến tủy xương để tạo hồng cầu.

Axit folic là dạng folate tồn tại trong chế độ ăn và là một vitamin nhóm B tan trong nước. Vai trò chính của axit folic là duy trì quá trình tạo máu. Quá trình này bắt đầu trong giai đoạn sớm của thai nhi và tiếp diễn cho đến tuổi trưởng thành. Axit folic được bổ sung kết hợp với sắt để cải thiện sự tổng hợp hemoglobin và phòng ngừa thiếu sắt. Đặc biệt ở phụ nữ có thai, nhu cầu folate tăng gấp 3 lần bình thường nên thiếu máu ở phụ nữ mang thai thường đi kèm với thiếu folate. Bổ sung đầy đủ folate giúp giảm 50-70% dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, acid folic còn góp phần làm giảm mệt mỏi, uể oải. 

Tags : folisid forte, sắt hữu cơ, sắt sinh học
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)