CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM PHƯƠNG LINH

Địa chỉ: 58E, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tổng quan về hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đăng bởi Phương Linh vào lúc 04/11/2021

Hệ miễn dịch được xem như là hàng rào bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Không chỉ quan trọng với người lớn mà đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại càng quan trọng hơn. Hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Do vậy, mẹ cần chú trọng tới việc tăng cường sức đề kháng để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại sự tấn công của vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Vậy hệ miễn dịch là gì? Hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống đặc biệt này nhé!

Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch hay còn gọi là hệ thống miễn dịch tiếng anh là  “Immune System” là hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Các tế bào phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo thành mắt xích quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như: vi khuẩn, siêu vi, vi nấm, ký sinh trùng, độc chất và các tế bào ung thư. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch khỏe mạnh không những giúp trẻ phát triển tối ưu những năm tháng đầu đời mà còn là tiền đề trẻ lớn lên khỏe mạnh. 

Tế bào miễn dịch dưới kính hiển vi

Cấu tạo hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ nhiều loại tế bào miễn dịch khác nhau, bao gồm bạch cầu trung tính đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tiền tuyến chống lại nhiễm trùng và tế bào lympho gồm tế bào B sản xuất kháng thể và tế bào T nhắm mục tiêu kháng các tế bào bị nhiễm virus và vi khuẩn. Hiện tại, trẻ sơ sinh vẫn chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh, ít kháng lại các vi khuẩn gây viêm thường gặp như ở người lớn.
Tế bào bạch cầu: 
Thường gọi là bạch cầu, di chuyển trong cơ thể thông qua mạch máu và mạch bạch huyết, song song giữa tĩnh mạch và động mạch. Đây được coi là “chiến sĩ” bảo vệ cơ thể khi liên tục “tuần tra” tìm kiếm mầm bệnh. Nếu thấy mục tiêu, chúng sinh sôi và gửi tín hiệu đến các loại tế bào khác. 

Các tế bào bạch cầu thường “đóng quân” ở những nơi khác nhau trong cơ thể, được gọi là cơ quan bạch huyết. Và những địa điểm chúng có mặt là: 

  • Tuyến ức (Thymus) – một tuyến giữa phổi và ngay dưới cổ.
  • Lá lách (Spleen)  – một cơ quan lọc máu, nằm ở phía trên bên trái của bụng.
  • Tủy xương (Bone marrow) – được tìm thấy ở trung tâm của xương, cũng là nơi tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Các hạch bạch huyết (Lymph nodes) – các tuyến nhỏ nằm trên khắp cơ thể, được liên kết bởi các mạch bạch huyết.

Các loại tế bào bạch cầu

Có hai loại bạch cầu chính: 
Loại 1: Đại thực bào là các tế bào có nhiệm vụ bao quanh, hấp thụ mầm bệnh và phá vỡ chúng một cách hiệu quả. Trong đó, có bạch cầu trung tính phổ biến nhất, có nhiệm vụ tấn công vi khuẩn. 

Loại 2: Tế bào lympho giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây đã gặp và nhận biết nếu chúng quay lại tấn công lần nữa. Tế bào lympho sinh ra trong tủy xương. Một số ở lại tủy và phát triển thành tế bào lympho B, số khác đi đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Tế bào lympho B tạo ra kháng thể và giúp cảnh báo cho các tế bào lympho T. Tế bào lympho T có nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào bị tổn thương trong cơ thể và giúp cảnh báo các bạch cầu khác.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở trẻ
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch trẻ dựa trên 2 nhóm miễn dịch chính bao gồm: Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng. 

Miễn dịch bẩm sinh: Có sẵn lúc trẻ mới sinh ra và được hình thành sau khi cơ thể nhiễm bệnh. Cơ chế này bảo vệ cơ thể ngay lập tức khi vừa mới sinh ra hoặc mới xảy ra nhiễm trùng. Bé nhận kháng thể qua nhau thai ở những tháng cuối kỳ và được truyền qua sữa mẹ sau khi chào đời. Kháng thể IgA và các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hỗ trợ các tế bào miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả. Cho đến khoảng 6 tháng tuổi thì kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ giảm dần. Lúc này, trẻ cần đến một giải pháp bảo vệ bổ sung, để tăng cường sức đề kháng.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Miễn dịch bẩm sinh không chỉ cung cấp khả năng đề kháng, tăng cường miễn dịch cho trẻ ở giai đoạn sớm, mà còn định hướng cho hệ thống miễn dịch đáp ứng chống lại lại các vi sinh vật khác bằng những cách khác nhau sao cho hiệu quả nhất. 

Miễn dịch đáp ứng: Có được khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh. Đáp ứng xảy ra chậm có thể sau vài ngày, có tính đặc hiệu và hình thành trí nhớ miễn dịch. Như vậy kiểu đáp ứng này là để thích ứng với sự có mặt của các vi sinh vật khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch nhân tạo chính là nguyên lý của chủng ngừa hoặc tiêm phòng vaccine (vắc xin). 
Tìm hiểu về hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ
Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ có những đặc điểm sau: 
Mang đặc trưng của 2 cơ chế
Với miễn dịch tự nhiên thì trẻ có phản ứng cả miễn dịch thụ động và chủ động. Miễn dịch thụ động được hiểu ở đây là khi mẹ truyền kháng thể sang cho con thông qua nhau thai hoặc sữa mẹ. Còn miễn dịch chủ động hình thành sau khi bé chẳng may bị viêm, nhiễm trùng. 
Đối với miễn dịch đáp ứng thì trẻ có thêm miễn dịch thu được. Tức là cơ chế sẽ tạo kháng thể để chống tái nhiễm bệnh hoặc sẽ tiếp nhận miễn dịch chủ động khi được tiêm vaccine phòng ngừa. 

Có thể thấy từ sau 6 tháng tuổi cho đến giai đoạn cai sữa, kháng thể trẻ nhận từ mẹ giảm dần, trong khi hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Phải đến 4 - 5 tuổi, hệ thống này mới dần sản xuất đầy đủ các kháng thể chống tác nhân gây bệnh nhiễm trùng. Khoảng thời gian giao thoa giữa hai hệ thống miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động trong giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi chính là khoảng thời gian trẻ nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp hay dị ứng.

Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đáp ứng

Mối liên hệ mật thiết giữa hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa
Theo chuyên gia, 80% khả năng miễn dịch của trẻ sẽ nằm ở đường ruột. Do vậy, nếu đường ruột trẻ không tốt, dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài cùng khả năng nhiễm khuẩn cao, kéo theo hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dễ nhiều bệnh tật, chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng. 

Sự cân bằng của hệ tiêu hóa có vai trò vô cùng quan trọng. Các loại vi khuẩn nằm trong đường tiêu hóa góp phần vào sự phát triển và hoạt động của hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cơ thể sản xuất các chất kháng thể chống lại nhiều loại bệnh. 
Để “nuôi dưỡng” hệ miễn dịch ở trẻ cần làm gì?

Hiểu được trẻ có 2 cơ chế miễn dịch mẹ sẽ có cách nuôi dưỡng các hệ miễn dịch này.

Với miễn dịch bẩm sinh, lượng kháng thể giảm dần theo thời gian, mẹ cần hỗ trợ trẻ bằng cách bổ sung các loại dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

Với miễn dịch đáp ứng, trẻ sẽ được tiêm chủng phòng ngừa. Vắc-xin chủng ngừa là những chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh) được đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu, để khi nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh. Lúc này mẹ có thể bổ sung cho trẻ những loại sữa non và dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và sản xuất kháng thể chống lại các vi trùng có hại. 

Trên đây là một số thông tin tổng quan về hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ hiểu được cơ chế miễn dịch, sẽ có những cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường hệ miễn dịch vốn mong manh của con.
 

Tags : Bộ đôi CalciumSwiss và ImunoSwiss, ImunoSwiss COUGH Plantago
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)